Những cảng cạn nào sắp được ưu tiên đầu tư kết nối với cảng biển?

15/06/21 8:22 AM

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự báo đến năm 2030, lượng hàng thông qua cảng biển ước đạt từ hơn 1,1 tỷ tấn đến hơn 1,4 tỷ tấn/năm. Mức tăng trưởng nhu cầu hàng hóa thông qua bình quân hàng năm đạt từ 4 – 4,5%/năm.

Nếu được hình thành tại các hành lang kinh tế, khu kinh tế trọng điểm, có vị trí kết nối thuận lợi, cảng cạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gom hàng và san sẻ áp lực hàng hóa với cảng biển

Để phát huy năng lực hệ thống cảng biển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trên, quy hoạch đặt ra mục tiêu phải xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ với hạ tầng logistics, các tuyến giao thông kết nối, đặc biệt là các cảng cạn (ICD) vốn được coi là “cánh tay nối dài” giúp cảng biển tăng tốc độ giải phóng hàng hóa, giảm ùn tắc và nâng cao công suất khai thác cầu, bến cảng.

Trong đó, nhóm cảng biển số 1 được định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn tại các khu vực kinh tế: Tây Bắc Hà Nội, Đông Nam Hà Nội và các hành lang kinh tế: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng. Ưu tiên các vị trí có thể tích hợp với quy hoạch trung tâm logistics, kết nối đa phương thức đến các cảng biển quan trọng tại Hải Phòng, Quảng Ninh.

Để phát huy năng lực hệ thống cảng biển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trên, quy hoạch đặt ra mục tiêu phải xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ với hạ tầng logistics, các tuyến giao thông kết nối, đặc biệt là các cảng cạn (ICD) vốn được coi là “cánh tay nối dài” giúp cảng biển tăng tốc độ giải phóng hàng hóa, giảm ùn tắc và nâng cao công suất khai thác cầu, bến cảng.

Trong đó, nhóm cảng biển số 1 được định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn tại các khu vực kinh tế: Tây Bắc Hà Nội, Đông Nam Hà Nội và các hành lang kinh tế: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng. Ưu tiên các vị trí có thể tích hợp với quy hoạch trung tâm logistics, kết nối đa phương thức đến các cảng biển quan trọng tại Hải Phòng, Quảng Ninh.


Hiện Việt Nam có 9 cảng cạn và 16 cảng thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn).

Khu vực phía Bắc có 6 cảng cạn và 7 cảng thông quan nội địa; Khu vực phía Nam có ICD Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) và 9 điểm thông quan nội địa. Miền Trung chưa có ICD nào.

Trong đó, các ICD khu vực phía Nam được đánh giá hoạt động hiệu quả nhất khi nằm gần cảng biển (khoảng cách từ 20 – 70km), 7/10 cảng cạn kết nối được đường thủy, phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (30 – 35%).


Báo Giao thông