Thực hiện mục tiêu và định hướng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 tại nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khóa X, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phấn đấu tiếp tục giữ vững vai trò nòng cốt của ngành hàng hải Việt Nam, trong đó quản lý và khai thác cảng biển đóng vai trò quan trọng phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế của đất nước.
VIMC hiện có vốn góp tại 15 doanh nghiệp khai thác cảng biển và 01 cảng sông trải dài trên khắp cả nước với 80 cầu cảng có tổng chiều dài hơn 13.428m, chiếm 23,53% tổng số cầu cảng và 30,37% tổng số chiều dài cầu cảng của cả nước. Các cảng biển do VIMC nắm giữ đều có vị trí đặc biệt quan trọng trong lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế trong khu vực:
– Khu vực phía Bắc: Có 05 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cảng này quản lý, khai thác 28 cầu bến có tổng chiều dài 4.220m, có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất là 50.000 DWT. Bao gồm: Cảng Hải Phòng, Cảng CICT (cảng liên doanh giữa CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân – công ty con của VIMC và Carrix/SSA – Hoa Kỳ, Cảng Transvina, Cảng Vinalines Đình Vũ (đang xây dựng), Cảng Khuyến Lương (cảng sông).
– Khu vực miền Trung: Có 04 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này quản lý, khai thác 13 cầu bến có tổng chiều dài khoảng 2.595 m, có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất là 40.000 DWT. Bao gồm: Cảng Nghệ Tĩnh, Cảng Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn, Cảng Cam Ranh.
– Khu vực TP Hồ Chí Minh và Cái Mép – Thị Vải: Có 04 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này quản lý, khai thác 34 cầu bến với tổng chiều dài 5.744m, có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất là 120.000 DWT. Bao gồm: Cảng Sài Gòn, Cảng SP-PSA (cảng liên doanh giữa VIMC, Cảng Sài Gòn và PSA – Singapore), Cảng CMIT (cảng liên doanh giữa VIMC, Cảng Sài Gòn và APMT – Đan Mạch), Cảng SSIT (cảng liên doanh giữa VIMC, Cảng Sài Gòn và Carrix/SSA – Hoa Kỳ).
– Khu vực Tây Nam Bộ: Có 03 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này quản lý, khai thác 05 bến với tổng chiều dài 769m, có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất là 20.000 DWT. Bao gồm: Cảng Cần Thơ, Cảng Năm Căn, Cảng Hậu Giang (đang xây dựng).
Các cảng của VIMC được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo phục vụ khách hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hệ thống cảng container được quản lý, khai thác bởi những công ty liên doanh giữa VIMC với những đối tác là các hãng tàu, các công ty khai thác cảng lớn trên thế giới.
Kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030
VIMC sẽ tập trung phát triển và khai thác hiệu quả các cảng biển hiện nắm giữ nằm ở những vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế vùng tại ba khu vực Bắc,Trung, Nam và giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia. Miền Bắc: Nâng cao vai trò và vị thế của Cảng Hải Phòng để luôn dẫn đầu thị phần khai thác cảng khu vực phía Bắc cả về hàng rời và hàng container. Phát triển cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) xứng tầm cảng cửa ngõ quốc tế. Miền Trung: Phát triển Cảng Đà Nẵng thành cảng chủ lực trong việc khai thác hàng container và hàng rời, đầu mối giao thương chính của hành lang kinh tế Đông – Tây. Cảng Nghệ Tĩnh là đầu mối phát triển kinh tế Bắc Miền Trung và Nam Lào. Miền Nam: Tập trung phát triển các cảng nước sâu Công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) và Công ty liên doanh dịch vụ container quốc tế Cảng Sài Gòn -SSA (SSIT) hướng tới trở thành cảng trung chuyển container quốc tế vào năm 2018 hoặc có thể sớm hơn. Miền Tây Nam Bộ: Phát triển cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang phục vụ lưu thông hàng hóa tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long khi luồng Quan Chánh Bố được khơi thông.
Đầu tư phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có tiềm lực để trở thành các cảng biển lớn tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực. Các dự án được chú trọng thời gian này gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có quy mô 2 bến container và tổng hợp có thể tiếp nhận tàu có sức chở đến 8.000 TEU, thời gian thực hiện 2017-2020; Dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu có quy mô 2 bến, có thể tiếp nhận tàu biển trọng tải đến 100.000 tấn giảm tải, 50.000 tấn đủ tải, thời gian thực hiện 2017-2024. Hoàn thiện và đưa vào khai thác cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, đầu tư thêm giai đoạn 2 của dự án này. Nâng cao hiệu quả kinh doanh các cảng liên doanh tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phát triển cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang, Cần Thơ, Cam Ranh…
Các doanh nghiệp cảng biển do VIMC quản lý và có vốn góp: