Bản tin pháp luật tháng 7/2019

26/07/19 3:12 PM

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt.

1. Lãnh đạo có thể bị cách chức nếu bố trí người thân vào vị trí quản lý tổ chức nhân sự

Ngày 01/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2019/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, sẽ kỷ luật cảnh cáo người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Trường hợp đã bị cảnh cáo mà còn tiếp tục vi phạm, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sẽ bị cách chức.

Hình thức kỷ luật cách chức cũng sẽ được áp dụng đối với trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.

Bên cạnh đó, người có chức vụ, quyền hạn thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã (trừ trường hợp luật có quy định khác) cũng sẽ bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

Nghị định này được Chính phủ ban hành ngày 01/07/2019, có hiệu lực từ ngày 15/08/2019.

2. Thông tin báo chí về quy định xoá nợ thuế trong Luật Quản lý thuế

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 quy định cụ thể các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:

(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

(2) Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

(3) Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không còn khả năng thu hồi.

(4) Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp và đã được gia hạn nộp thuế mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cũng đã quy định trình tự thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền xóa nợ thuế khá chặt chẽ, phải thực hiện qua nhiều cấp, nhiều khâu, từ cấp Chi cục Thuế/Cục Thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế đến UBND cấp tỉnh, thành phố, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời việc xóa nợ thuế cũng được lấy ý kiến của các cơ quan, ban ngành, qua nhiều bộ phận có liên quan và công khai lên trên các phương tiện thông tin đại chúng, chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của người dân, doanh nghiệp, HĐND các cấp, cơ quan Kiểm toán nhà nước,

3. Sử dụng ô tô công cho mục đích cá nhân có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

Ngày 11/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia và Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng với tổ chức giao, sử dụng ô tô công vào mục đích cá nhân, đưa đón người có chức danh không có tiêu chuẩn từ nơi ở đến nơi làm việc, phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Ngoài ra, cùng nhóm hành vi này, tổ chức có thể bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng nếu giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng trở lên; 01 – 05 triệu đồng với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng.

Trường hợp cá nhân có cùng những hành vi nêu trên thì mức phạt bằng ½.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản có kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2019

4. Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của Đảng viên

Theo Quyết định 1195-QĐ/UBKTTW ngày 11/6/2019 của Ủy ban kiểm tra Ban chấp hành Trung ương, quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của Đảng viên gồm 03 bước:

– Bước 1: Chuẩn bị

Căn cứ vào đơn khiếu nại, kết quả làm việc với đại diện tổ chức Đảng cấp dưới đã giải quyết khiếu nại và người khiếu nại, người có thẩm quyền báo cáo, đề xuất về kế hoạch và dự kiến đoàn kiểm tra.

Sau đó, đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng lịch kiểm tra, chuẩn bị văn bản, tài liệu phục vụ việc kiểm tra.

– Bước 2: Tiến hành

+ Đoàn kiểm tra tổ chức hội nghị triển khai quyết định, kế hoạch và thống nhất lịch kiểm tra.

+ Đoàn kiểm tra làm việc với người khiếu nại, tổ chức Đảng đã quyết định kỷ luật, chi bộ có người khiếu nại, tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập, xác minh, làm rõ nội dung khiếu nại…

+ Các tổ chức Đảng có liên quan tổ chức hội nghị để thông báo kết quả xác minh hoặc thảo luận, đề nghị thay đổi, xóa bỏ hình thức kỷ luật đã áp dụng…

+ Đoàn kiểm tra chuẩn bị và hoàn chỉnh báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại…

– Bước 3: Kết thúc

+ Đại diện đoàn kiểm tra thông báo quyết định giải quyết khiếu nại đến người khiếu nại và tổ chức Đảng có liên quan.

+ Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm, thống nhất nhận xét, đánh giá về ưu nhược điểm của từng thành viên trong đoàn.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 11/6/2019.

5. Không bắt buộc có đủ các nội dung trên hóa đơn điện tử

Theo Công văn 2296/TCT-DNL  ngày 06/6/2019 của Tổng cục Thuế ban hành về việc hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử, theo đó một số trường hợp không bắt buộc có đủ các nội dung trên hóa đơn điện tử được đề cập tại Công văn này như:

– Về chữ ký điện tử của người mua

Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, phiếu thu… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua mà không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

– Về dấu của người bán trên hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy

Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán nếu là hóa đơn điện, nước, dịch vụ viễn thông…

Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không cần phải có tiêu thức “đơn vị tính”.

Ngoài ra, Công văn cũng hướng dẫn về chữ ký trên văn bản thỏa thuận trong trường hợp phát hiện sai sót. Cụ thể, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập cho khách hàng sau đó phát hiện sai sót thì doanh nghiệp và khách hàng lập văn bản xác nhận sai sót bằng giấy có chữ ký người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người mua và người bán…

6. Internet Banking trên di động không có tính năng nhớ mật khẩu

Theo Thông tư số 35/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 35/2016/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet quy định:

– Phần mềm Internet Banking trên di động phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mật khẩu. Trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do ngân hàng quy định, phần mềm này phải tự động khóa không cho người dùng tiếp tục sử dụng.

– Yêu cầu chung đối với Internet Banking của các ngân hàng là phải có tính năng bắt buộc khách hàng thay đổi mật khẩu ngay từ lần đăng nhập đầu tiên; khóa tài khoản nếu nhập sai mật khẩu liên tiếp quá số lần do ngân hàng quy định.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.

7. Dưới 15 tuổi vẫn được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng

Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, công dân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

Trường hợp công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đủ 15 tuổi, việc thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Theo Thông tư, tổ chức tín dụng phải cung cấp một biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/7/2019.

8. Điều kiện vay vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 10/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2019/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Qũy Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng các điều kiện như:

– Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khai thác các loại tài sản trí tuệ hoặc công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh mới;

– Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;

– Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay.

Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa là 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Thời hạn cho vay tối đa không quá 07 năm.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.

9. Bắt buộc phải có mã số thuế trước khi bắt đầu kinh doanh

Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Trong đó, đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

Ngoài ra, việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó;

– Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;

– Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;

– Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh…

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

TTSố văn bảnNội dung

Ban hành/

Hiệu lực

134/2019/TT-BTCThông tư 34/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2018/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

 11/6/2019

 29/7/2019

261/2019/NĐ-CPNghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

 

 26/02/2019
15/4/2019
31195-QĐ/UBKTTWQuyết định 1195-QĐ/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên

11/6/2019

 

463/2019/NĐ-CPNghị định 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước

11/7/2019

01/9/2019

52296/TCT-DNLCông văn 2296/TCT-DNL của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử

06/6/2019

 

659/2019/NĐ-CPNghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng

01/7/2019

15/8/2019

735/2019/TT-BTCThông tư 35/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 115/2017/TT-BTC ngày 25/10/2017 hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán và Thông tư 116/2017/TT-BTC ngày 25/10/2017 hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm lưu ký Chứng khoán VN

12/6/2019

01/8/2019

84077/BKHĐT-QLĐTCông văn 4077/BKHĐT-QLĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu thầu14/6/2019
91650/TCT-DNNCNNghị định 59/2019/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

01/7/2019

15/8/2019

1048/2018/TT-NHNNThông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tiền gửi tiết kiệm

31/12/2018

05/7/2019

1138/2019/QH14Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

13/6/2019

01/7/2019

1239/2019/NĐ-CPNghị định 39/2019/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Qũy Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

10/5/2019

01/7/2019