Đề xuất giảm một loạt phí và lệ phí cho các doanh nghiệp ngành hàng hải

3/12/21 10:55 AM

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt.

Cục Hàng hải Việt Nam đã đồng ý với những dự thảo Thông tư về giảm phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh cảng và vận tải biển.

Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ông Hoàng Hồng Giang, đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra các kiến nghị cụ thể về các chính sách giảm phí, lệ phí. Trong đó, cơ quan quản lý chuyên ngành này đồng ý giảm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển. Mức giảm cụ thể cuối cùng là bao nhiêu chưa được quyết định.

Hàng loạt loại phí và lệ phí cảng biển sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới

Qua các cuộc đối thoại doanh nghiệp hàng hải, Cục Hàng hải nhận được nhiều ý kiến đề nghị giãn (lùi thời gian áp dụng thu) hoặc giảm mức thu hiện hành đang được các UBND, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng thực hiện với các đối tượng là chủ hàng có hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan qua các cảng biển nhằm tháo gỡ, giảm chi phí cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tác động do hậu quả của dịch bệnh Covid-19.

Vì vậy, đối với đề xuất này, Cục Hàng hải đề nghị Bộ GTVT xem xét có ý kiến gửi Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để chỉ đạo các UBND, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.

Hiện nay, Cục Hàng hải và các đơn vị trực thuộc đang thu một số khoản phí, lệ phí hàng hải được quy định như phí, lệ phí hàng hải thu tại cảng biển, phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển, cấp lý lịch liên tục của tàu biển, phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải.

Vẫn theo Cục Hàng hải, về đề xuất việc giảm phí, lệ phí hàng hải: Do phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa và hàng hải quốc tế, trong đó giữ nguyên các mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động hàng hải nội địa là loại phí có đối tượng nộp chủ yếu là doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.

Như vậy qua khoảng thời gian 13 năm từ năm 2008 đến nay, mức thu hoạt động hàng hải nội địa không thay đổi trong khi thực tế trượt giá và các yếu tố chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào cấu thành mức thu phí đã thay đổi tăng lên rất nhiều lần.

Vừa qua, sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27-8-2021 đã có miễn, giảm, gia hạn thời gian giảm một số khoản phí đối với 1 số đối tượng tàu thuyền chịu tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đã được các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam đồng thuận, đánh giá cao, có phản ứng tích cực và chưa có ý kiến đề nghị được giảm thêm các mức thu phí, lệ phí hàng hải hiện hành.

Ngoài ra, Cục HHVN kính đề nghị Bộ GTVT cân nhắc, xem xét, có ý kiến với Bộ Tài chính về việc gia hạn thời gian rộng hơn để giảm phí đối với tàu thuyền chở container xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép -Thị Vải và tàu thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong – Khánh Hòa được áp dụng mức thu phí hàng hải quốc tế theo đề xuất của Bộ GTVT và Cục VN đã gửi Bộ Tài chính trong năm 2021.

Cụ thể, tàu thuyền chở container xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép – Thị Vải có tổng dung tích từ 80.000 GT trở lên thu bằng 80% mức thu chung từ 1-1-2022 đến hết ngày 31-12-2025 (hiện nay Thông tư số 74/2021/TT-BTC chỉ cho giảm đến hết ngày 31-12-2023). Tàu thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong – Khánh Hòa thu bằng 80% mức thu chung từ 1-1-2022 đến hết ngày 31-12-2025 (thay vì giảm đến hết 2023).

TBKTSG