Đội tàu biển Vệt Nam và “Logistics xanh”

28/11/22 11:13 PM

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt.

Tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ các chủ tàu thực hiện chuyển đổi tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26. Đây cũng là một mục tiêu phát triển xanh của Logistics Việt Nam.

Tại Diễn đàn Logistics 2022 đang diễn ra tại Hải Phòng, có hội thảo với chủ đề “Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi mới”. Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) tham gia Hội thảo với “Đề án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam”. Vậy, thực trạng đội đội tàu vận tải biển Việt Nam, hiện ra sao?

Mục tiêu đến 2030, đội tàu biển Việt Nam đảm nhận 20% thị phần hàng xuất nhập khẩu

Năng lực, chất lượng hạn chế

Tính đến tháng 12/2021, tổng số đội tàu biển Việt Nam là 1.494 tàu với tổng trọng tải khoảng 11,6 triệu DWT. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm trở lại đây…

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng về cơ bản, năng lực và chất lượng của đội tàu biển Việt Nam vẫn có nhiều hạn chế. Thứ nhất, số lượng chủ tàu quá nhiều, cơ cấu đội tàu chủ yếu là tàu hàng tổng hợp với cỡ tàu nhỏ chạy ven biển. Tính đến tháng 12/2021, tổng số đội tàu biển Việt Nam là 1.494 tàu, với tổng trọng tải khoảng 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7,1 GT.

Thứ hai, tình trạng kỹ thuật đội tàu Việt Nam chưa cao, số liệu thống kê kiểm tra tàu biển của đội tàu Việt Nam cho thấy số tàu khiếm khuyết còn lớn. Việc bảo dưỡng, duy trì trạng thái kỹ thuật của con tàu tuân thủ các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, ý thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ các quy định pháp luật và điều ước quốc tế về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của thuyền viên và chủ tàu, công ty quản lý khai thác tàu còn chưa cao.

Hiện nay, chúng ta có đội tàu dầu và khí hóa lỏng tương đối, tuy nhiên tuổi tàu rất cao và đội tàu container thì lại quá nhỏ với cỡ tàu rất bé. Đội tàu container của Việt Nam hiện chỉ tham gia vận chuyển nội địa do có chính sách bảo hộ của quốc gia, một số chủ tàu tham gia được tuyến quốc tế ngắn đi Hồng Công (Trung Quốc), Singapore nhưng sản lượng cũng không đáng kể…

Việt Nam hiện đang xếp thứ 30 thế giới về qui mô đội tàu biển, liên tục nhiều năm nằm trong Danh sách trắng của TOKYO MOU. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của đội tàu biển Việt Nam hầu như không có dấu hiệu chuyển biến tích cực, thậm chí đang ngày càng gặp nhiều khó khăn. Điều này làm suy yếu các doanh nghiệp vận tải biển dẫn đến nguy cơ không thực hiện được mục tiêu phát triển vận tải biển đã được đề ra, đòi hỏi có các biện pháp quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa từ Chính phủ.

Chuyển đổi sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang, để từng bước đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trong thời gian tới, chúng ta cần chú trọng thay đổi cơ cấu đội tàu cho phù hợp, trong đó cần chú trọng vào việc phát triển đội tàu có chất lượng cao như tàu có trọng tải lớn, tính chuyên dụng cao, tuổi tàu thấp, ô nhiễm môi trường thấp… để thay thế dần những tàu biển loại nhỏ, chủ yếu hàng tổng hợp và tuổi cao. Xu thế phát triển trong tương lai là container, nên đội tàu này cần được chú trọng để có chiến lược phát triển tương xứng.

Mới đây, Quyết định 1254/QĐ – BGTVT của Bộ GTVT nêu rõ, quan điểm của Đề án nhằm đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển mới của thế giới, chú trọng phát triển đội tàu có hiệu quả khai thác cao phù hợp với trình độ, khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, gia tăng thị phần vận tải quốc tế.

Giai đoạn 2026 – 2030, xây dựng mô hình quản lý vận tải biển phù hợp để nâng cao công tác quản lý nhà nước về hàng hải với lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hàng hải. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam mới tham gia hoặc là thành viên.

Giai đoạn này tập trung hỗ trợ một số hãng tàu container Việt Nam đủ mạnh để vươn ra hoạt động quốc tế ở những thị trường xa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… và có thể đi đến Châu Âu và Mỹ. Có cơ chế chính sách hỗ trợ các hãng tàu liên minh, liên kết trong hoạt động khai thác hàng hóa container để nâng cao quy mô của doanh nghiệp, năng lực tài chính… tăng năng lực cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài.

Tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ các chủ tàu thực hiện chuyển đổi tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 về cắt giảm khí thải nhà kính và phát thải ròng về 0.

Bên cạnh đó, tích cực đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, đóng mới, sửa chữa hoán cải tàu biển; tiếp tục miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 TEUs trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG, H2… và các tàu chở LNG đến hết năm 2030…

VLR