Maersk, hãng tàu container lớn nhất thế giới đặt mục tiêu lượng khí phát thải các-bon trung tính vào năm 2050, trong một thách thức đối với phần còn lại của đoàn tàu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của thế giới.
Maersk của Đan Mạch cho biết hãng sẽ sản xuất các tàu trung hòa cacbon có khả năng thương mại vào năm 2030 bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng như nhiên liệu sinh học và sẽ cắt giảm lượng phát thải các-bon xuống mức 0 vào năm 2050.
“Ngành vận tải biển này, chiếm khoảng 80% thương mại toàn cầu, chiếm 2,2% lượng phát thải CO2”, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên Hợp Quốc cho biết.
Nhưng cùng với hàng không, Maersk tránh các mục tiêu cắt giảm khí thải cụ thể trong hiệp ước khí hậu toàn cầu năm 2015 nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.
Tuy nhiên, cơ quan vận tải Liên hợp quốc này đã đạt được thỏa thuận hồi tháng 4 để giảm ít nhất 50% lượng phát thải CO2 vào năm 2050 so với mức năm 2008.
Các đại biểu của hơn 190 quốc gia đang họp tại Ba Lan để tìm ra cách đạt được các cam kết được thực hiện theo Hiệp định Paris về việc hạn chế nhiệt độ toàn cầu gia tăng đến 2 độ C trong thế kỷ này.
“Cách duy nhất có thể để đạt được quá trình khử cacbon hóa rất cần thiết trong ngành công nghiệp của chúng tôi là chuyển đổi hoàn toàn sang nhiên liệu trung tính các-bon và chuỗi cung ứng mới”, Giám đốc điều hành Maersk Soren Toft cho biết.
“Với tuổi thọ 20-25 năm của một tàu, ngành công nghiệp này sẽ phải bắt đầu phát triển các loại tàu mới đi qua biển vào năm 2050”, Maersk cho biết thêm.
Theo báo cáo phát triển bền vững của Maersk, năm ngoái, lượng phát thải khí nhà kính của Maersk lên đến gần 35,5 triệu tấn CO2 tương đương, chủ yếu từ kinh doanh container.
Maersk cho biết lượng khí thải CO2 trên mỗi container đã giảm 46% kể từ năm 2007.
Một báo cáo được các nhà nghiên cứu công bố ngày 5/12 cho thấy Đan Mạch và Anh là những nước hàng đầu khi thực hiện các biện pháp chống lại biến đổi khí hậu, mặc dù Anh đã tụt hậu trong việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.
Báo Tài nguyên môi trường