Văn hóa doanh nghiệp hướng tới khách hàng nhìn từ “Thư xin lỗi” của Chủ tịch Hội đồng thành viên

18/06/19 11:06 AM

Sorry, this entry is only available in Vietnamese.

“As Vinalines’ Chairman, I will take necessary measure to put an end to such kind of incident. I would appreciate if you could directly send me feedback, comments about the quality service in not only Saigon port but also other subsidiaries of Vinalines for our service quality improvement” – Với tư cách là Chủ tịch – người có trách nhiệm cao nhất ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, tôi sẽ cho thực hiện các biện pháp nhằm chấm dứt những sự cố không đáng có như vậy. Tôi rất mong nhận được những sự phản hồi, nhận xét về chất lượng dịch vụ không chỉ ở Cảng Sài Gòn mà còn ở các doanh nghiệp khác của Vinalines nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Đó là lời xin lỗi trong thư của Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Anh Sơn gửi tới khách hàng của một doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty khi nhận được sự phàn nàn về chất lượng dịch vụ và sự hợp tác ngay trong một ngày nghỉ cuối tuần.

Lời xin lỗi trên đã thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm từ người lãnh đạo cao nhất đến những người công nhân trên bến cảng, người thủy thủ trên mỗi con tàu nhằm cung cấp những trải nghiệm và giá trị vượt trội cho khách hàng bằng chuỗi giải pháp dịch vụ logistics trọn gói toàn cầu.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình quản trị mới – Công ty cổ phần với tên giao dịch quốc tế VIETNAM MARITIME CORPORATION (VIMC).

Nhờ sự thay đổi mạnh mẽ, VIMC đã vượt qua con sóng lớn nhất trong hơn 20 năm hình thành và phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã làm tốt nhưng các đối thủ trên thị trường còn làm tốt hơn. Với định hướng phát triển trở thành nhà cung cấp dịch vụ toàn diện, trọn gói được tin cậy ở trong nước và trên thế giới, là doanh nghiệp nòng cốt, hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam, mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong ngôi nhà VIMC cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Anh Sơn đã nhiều lần khẳng định “Thay đổi mô hình quản trị, thay đổi logo, tên gọi… là cần thiết nhưng nó cũng chỉ như thay đổi một bộ trang phục mới. Điều quan trọng nhất vẫn là thay đổi tư duy và cách làm hướng tới sự hài lòng của khách hàng”.

Có như vậy, “Sự thay đổi biểu tượng mới trở thành biểu tượng của sự thay đổi”.