Giảm mạnh phí lưu kho, giải phóng hàng nghìn container tồn đọng

26/09/19 8:52 AM

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt.

Nhiều cảng biển Việt Nam đã thực hiện chính sách giảm tới 80% phí lưu bãi đối với các container phế liệu nhập khẩu để giải phóng hàng nghìn container tồn đọng…

Keyword đầu tiên có dấu

So với thời điểm cuối năm 2018, số container khai báo là phế liệu lưu giữ tại cảng biển đã giảm hơn chục nghìn container

Giảm hơn chục nghìn container lưu giữ

Ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết, thống kê của đơn vị hải quan, số container khai báo trên E-manifest là phế liệu hiện lưu giữ tại cảng biển là 10.983. Trong đó, số lượng hiện lưu giữ tại cảng dưới 30 ngày là 3.842 container, từ 30 – 90 ngày là 38 container và trên 90 ngày là hơn 7.100 container.

“So với thời điểm cuối năm 2018, số container khai báo trên E-manifest là phế liệu lưu giữ tại cảng biển đã giảm hơn chục nghìn container”, ông Cường nói và cho biết, kết quả trên cho thấy, công tác kiểm soát hàng hóa nhập khẩu của cơ quan chức năng cùng chính sách ưu đãi về phí lưu kho, bãi được các DN cảng áp dụng đối với DN nhập khẩu đạt được những hiệu quả nhất định.

Ông Phạm Hồng Mạnh, Trưởng hãng tàu T.S Lines Hải Phòng chia sẻ, khoảng 3 tháng nay, hãng tàu này cũng “thở phào” khi giải quyết được cơ số hàng vô chủ khiến hãng tàu phải chịu khoản chi phí lưu container tương đối lớn. “Hiện, T.S Lines đã giải phóng được hơn 100/195 container hàng phế liệu tồn đọng”, ông Mạnh nói.

Lập tổ công tác đặc biệt xử lý tồn đọng

Ông Nguyễn Tương, Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics VN cho biết, hiện vẫn có tình trạng DN nhập hàng phế liệu về nhưng không rút khỏi cảng ngay mà tận dụng cảng làm kho chứa hàng, chờ bán được hàng mới tiếp tục lấy phế liệu ở cảng về sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều container phế liệu về đến cảng biển Việt Nam bị phát hiện là phế liệu không trong danh mục cho phép nhập khẩu nên chủ hàng “cao chạy xa bay”.

“Đây là những nguyên nhân khiến hàng nghìn container vẫn đang tồn đọng tại cảng biển. Thời gian tới, các cảng vụ hàng hải, cơ quan hải quan cần có sự liên thông dữ liệu để theo dõi quá trình nhập khẩu phế liệu của các DN, có biện pháp xử lý kịp thời các DN cố tình để hàng chây ì gây ách tắc cảng biển”, ông Tương nói.

Liên quan vấn đề này, ông Trịnh Thế Cường cho biết, thực hiện Chỉ thị 27 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Cục Hàng hải VN vẫn cùng các bộ, ngành kiểm soát chặt chẽ các lô hàng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đưa về Việt Nam. Trong đó, Cục Hàng hải đã yêu cầu các DN cảng biển phải thống kê, phân loại hàng hóa container đang tồn đọng, đốc thúc hãng tàu biển báo cáo thông tin về các chủ hàng của lô hàng phế liệu bị tồn tại cảng.

“Chúng tôi yêu cầu DN cảng biển thực hiện miễn giảm giá dịch vụ lưu kho, lưu bãi để tạo điều kiện cho các DN nhập khẩu có thể rút hàng về. Để việc triển khai giải tỏa container phế liệu tại khu vực cảng liền mạch, không bị buông lỏng, ngày 20/9 vừa qua, Cục Hàng hải VN tiếp tục có văn bản thúc các cảng vụ hàng hải và các đơn vị cảng chủ động phối hợp với Cục Hải quan khẩn trương hướng dẫn các chủ hàng thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu. Kiên quyết không cho hàng hóa dỡ xuống cảng biển Việt Nam khi chủ tàu, chủ hàng không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường, hạn ngạch nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định”, ông Cường nói.

Đại diện Cục Hàng hải VN cũng cho biết, vừa có văn bản đề xuất Chính phủ hướng xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển trong thời gian tới. Trong đó, đề xuất lập tổ công tác liên ngành gồm các Bộ: Tài chính, GTVT, TN&MT, Quốc phòng, Tư pháp để đôn đốc, chỉ đạo Hội đồng xử lý hàng hóa tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai xử lý các lô hàng phế liệu vô chủ. Đồng thời, xây dựng tiêu chí lựa chọn DN được tham gia đấu giá hàng hóa tồn đọng và hướng dẫn cơ quan chức năng tổ chức đấu giá theo đúng quy định.

Báo Giao thông