Cung ứng toàn cầu có thể vẫn gặp khó vào năm 2022

30/12/21 9:48 AM

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt.

Tình trạng ùn ứ hàng hóa vẫn tiếp diễn cùng vấn đề thiếu hụt lao động vận tải nghiêm trọng chưa được giải quyết.

Ở khu vực châu Á, những tuần gần đây, các biện pháp phòng chống dịch như đóng cửa nhà máy, tình trạng thiếu năng lượng và giới hạn công suất hoạt động của các cảng biển đã được nới lỏng. Tại Mỹ, các nhà bán lẻ lớn cho biết đã nhập khẩu được hầu hết hàng hóa cần thiết cho mùa lễ năm mới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng những yếu tố như nhu cầu hàng hóa tăng cao tại các nước phương Tây, tắc nghẽn vẫn đang diễn ra tại các cảng biển ở Mỹ, tình trạng thiếu tài xế xe tải và giá cước vận tải toàn cầu đang ở mức cao có thể sẽ tiếp tục đe dọa sự phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầu vào năm sau, theo tờ The Wall Street Journal.

Cung ứng toàn cầu có cải thiện nhưng không nhiều

Hiện tại, số lượng tàu chờ bốc dỡ hàng tại khu cảng Los Angeles – Long Beach, cửa ngõ nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ châu Á vào Mỹ, đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao. Theo số liệu của Sở Giao dịch hàng hải nam California tính đến ngày 27-12, chỉ còn khoảng 71 tàu container đang neo đậu ngoài khơi chờ làm thủ tục cập cảng, giảm từ con số kỷ lục 86 tàu hồi tháng trước. Khoảng 17 tàu khác dự kiến sẽ tiếp tục cập bến trong ba ngày tới. Trước đại dịch, hầu như không có tàu nào phải neo đậu ngoài khơi lâu như vậy.

Cung ứng toàn cầu có thể vẫn gặp khó vào năm 2022 - ảnh 1

Tàu thuyền và container tập trung tại khu cảng Los Angeles – Long Beach của Mỹ hồi tháng 11

Sự bùng nổ của một lượng lớn hàng hóa nhập khẩu cũng khiến các cảng của Mỹ phải hoạt động 24/24 giờ để giải phóng bớt hàng. Việc vận chuyển hàng hóa từ bến cảng đến các cửa hàng hoặc kho hàng trong nội địa cũng trở thành một thách thức không nhỏ. Trong khi tại các cảng, container chứa hàng tràn ngập thì trên các kệ hàng siêu thị, nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn còn thiếu.
Lãnh đạo nhiều hãng bán lẻ và vận tải tàu biển dự báo phải tới đầu năm 2022, các cảng biển của Mỹ mới có thể vận hành thông suốt như trước khi sản lượng hàng hóa vận tải giảm xuống vì mùa lễ mua sắm cuối năm đã qua và nhiều nhà máy ở châu Á đóng cửa khoảng một tuần trước tết Nguyên đán để chờ ăn mừng.

Chia sẻ với The Wall Street Journal, ông Jan Held – đồng sở hữu hãng vận tải biển Đức Held Bereederungs cho biết tình trạng tắc nghẽn, đặc biệt tại châu Á, đang có dấu hiệu cải thiện nhưng chưa khôi phục hoạt động như trước kia. Các tàu của hãng ông dù chủ yếu vận chuyển hàng hóa công nghiệp gia dụng, chứ không phải các tàu container chở nguyên vật liệu hạng nặng nhưng đôi khi phải chờ khoảng một tháng bên ngoài các cảng tại châu Á.

“Có thể mất thêm một thời gian nữa hệ thống vận tải toàn cầu mới trở lại bình thường. Muốn được điều đó thì dịch bệnh phải được kiểm soát nhưng với sự xuất hiện của biến thể Omicron thì tôi e là không thể đòi hỏi điều đó trong ngắn hạn” – ông Held nói.

Chưa giải được bài toán thiếu hụt lao động

Một trong những vấn đề lớn hiện nay đối với các chủ doanh nghiệp trong ngành cung ứng là không làm sao kiếm đủ nhân công để khôi phục lại hoạt động như trước đại dịch, hãng tin Bloomberg cho biết. Theo Liên đoàn Vận tải đường bộ Quốc tế, khoảng 20% việc làm tài xế xe tải chuyên nghiệp trên toàn cầu hiện nay đang bị bỏ trống, bất chấp các doanh nghiệp liên tục chào mời tăng lương.

Nhiều người cũng từ chối làm việc với các công ty vận tải hoặc tìm việc ở chỗ khác đơn giản là do họ sợ phải đi tới những vùng có dịch rồi bị nhiễm bệnh hoặc bị cách ly bắt buộc ở đó. Tại Romania, nhiều tài xế xe tải không chấp nhận chạy đường dài đến các nước khác ở châu Âu chỉ để chịu tắc đường hàng chục kilomet và đợi gần 20 giờ tại biên giới vì các thủ tục phòng chống dịch. Tại Anh, số tài xế xe chở nguyên vật liệu hạng nặng đã giảm 23%, tương đương 72.000 người trong quý II-2021 so với năm 2019, theo số liệu từ tổ chức Logistics UK.

Ngành vận tải biển cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự. Western Shipping, một công ty vận hành tàu chở dầu có trụ sở tại Singapore, cho hay khoảng 20% trong số 1.000 thủy thủ của họ không muốn quay lại tàu làm việc. Công ty này buộc phải tuyển thủy thủ từ các công ty khác với mức lương cao hơn nhưng vẫn không đủ người.

Tình trạng thiếu hụt lao động trong thời gian tới có thể càng trầm trọng hơn khi ngày càng nhiều quy định đặt ra ở các nước yêu cầu thủy thủ phải tiêm đủ hai liều vaccine, đó là chưa kể biến thể Omicron cần phải có thêm liều tăng cường mới bảo vệ được đầy đủ. Bloomberg cho biết chưa đầy 30% thủy thủ đoàn từ Ấn Độ và Philippines – các nước đi đầu trong cung ứng thủy thủ – được tiêm đầy đủ tính đến đầu tháng 12.

“2022 do đó có thể tiếp tục là năm khó khăn nữa cho ngành cung ứng toàn cầu vì vấn đề nguồn cung và chi phí với các chủ doanh nghiệp. Một lần nữa, đại dịch lại cho thấy sức tàn phá của nó lên mọi hoạt động của con người” – chuyên gia kinh tế Simon Heaney thuộc công ty tư vấn vận chuyển hàng hải Drewry (Anh) nhận định, đồng thời dự báo có thể tình trạng thiếu hụt lao động vẫn sẽ kéo dài tới cuối năm sau.


Nhiều dự báo đáng chú ý về kinh tế thế giới năm 2022

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 5,6% – thấp hơn so với mức dự báo 5,7% được đưa ra trước đó. Theo tổ chức này, kinh tế toàn cầu vẫn trong quá trình phục hồi nhưng đang chững lại và ngày càng trở nên mất cân bằng. OECD cảnh báo rằng vấn đề y tế, lạm phát cao, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sai lầm chính sách đều là những mối quan ngại lớn.

Xét theo khu vực, OECD dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 5,6% trong năm nay, trong khi tăng trưởng kinh tế của khối sử dụng đồng euro là 5,2%. Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 8,1%.

OECD cũng cho biết ưu tiên chính sách hiện nay là phải đảm bảo vaccine được sản xuất và triển khai nhanh nhất có thể trên khắp thế giới, bao gồm việc tiêm liều tăng cường. Xu hướng phục hồi hiện nay mới chỉ tạm thời và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như các nước không đảm bảo được chính sách này.


POL