Giải phóng thêm gần 900 container phế liệu vô chủ “chây ì” tại cảng biển

10/10/19 8:53 AM

Sorry, this entry is only available in Vietnamese.

Số container phế liệu lưu giữ tại cảng biển tính đến trung tuần tháng 9/2019 giảm thêm gần 900 chiếc so với cùng kỳ tháng trước.

Keyword đầu tiên có dấu

Các bộ, ngành chức năng đang tiếp tục kiến nghị Chính phủ hướng xử lý container vô chủ đang “chây ì” tại cảng biển trong thời gian tới

Đại diện Phòng Vận tải và Dịch vụ vận tải (Cục Hàng hải VN) cho biết, theo thông tin cập nhật của cơ quan hải quan, tính đến trung tuần tháng 9/2019, số container khai báo trên E-manifest là phế liệu hiện lưu giữ tại cảng biển chỉ còn hơn 10.100 chiếc, giảm gần 900 chiếc so với cùng kỳ tháng trước (8/2019) và giảm tới 10.852 container so với thời điểm cuối năm 2018.

Cũng theo đại diện này, để hạn chế số lượng container vô chủ chây ì tại cảng biển, trong tháng 9/2019, Cục Hàng hải VN tiếp tục có văn bản thúc các cảng vụ hàng hải và các doanh nghiệp cảng chủ động phối hợp với Cục Hải quan khẩn trương hướng dẫn các chủ hàng thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu; Kiên quyết không cho hàng hóa dỡ xuống cảng biển Việt Nam khi chủ tàu, chủ hàng không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường, hạn ngạch nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định.

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, mới đây, trên cơ sở góp ý của các bộ, ngành liên quan (Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên – Môi trường), Bộ Tài chính đã tiếp tục gửi văn bản đề xuất Chính phủ hướng xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển trong thời gian tới.

Cụ thể, đối với những lô hàng quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu đã hết thời hạn thông báo theo quy định nhưng không có người đến nhận, hội đồng xử lý hàng hóa phải chủ trì, phối hợp với các tổ chức giám định được chỉ định thực hiện kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng.

Nếu hàng tồn đọng là chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, chất phóng xạ, cơ quan hải quan phải yêu cầu hãng tàu thực hiện vận chuyển lô hàng nguy hại đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp hãng tàu cố tình không vận chuyển, cơ quan hải quan lập danh sách làm cơ sở kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Khoa học – Công nghệ có biện pháp xử lý hoặc dừng cấp phép ra, vào cảng biển Việt Nam.

Bộ Tài chính cũng đề xuất đối với hàng hóa là các loại phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và đạt quy chuẩn về môi trường, hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng quyết định biện pháp xử lý bằng hình thức đấu giá, báo cáo tổ công tác liên ngành phương án xử lý hàng tồn đọng là phế liệu, danh sách các DN tham gia đấu giá theo quy định pháp luật. Số tiền thu được từ việc đấu giá các lô hàng phế liệu được nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.

Báo Giao thông