5 xu hướng phát triển bền vững vận tải biển năm 2021

25/12/20 10:46 AM

Theo Quỹ bảo vệ Môi trường (Environmental Defense Fund-EDF), “vận tải biển đảm nhận khoảng 90% thương mại thế giới nhưng cũng chiếm 3% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu”. Do đó, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đang ráo riết các biện pháp hướng tới hoạt động bền vững của ngành vận tải biển. Dưới đây là năm xu hướng phát triển bền vững của ngành vận tải biển trong năm 2021.

1.Giảm thiểu khí tải cac-bon trong vận tải biển

Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển (MEPC) đã họp vào tuần trước để thảo luận về dự thảo ngắn hạn mới của IMO sửa đổi yêu cầu các tàu phải điều chỉnh hoạt động và thiết bị của mình để giảm 40% cường độ phát thải carbon vào năm 2030 so với năm 2008. Mặc dù MEPC đã đồng ý về các sửa đổi, quyết định thông qua cuối cùng sẽ diễn ra vào năm 2021 tại phiên họp MEPC 76. Nếu được thông qua, tất cả các hãng vận tải đường biển sẽ phải đánh giá và điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng các mục tiêu của những sửa đổi mới này.

Do các quy định này không đủ nghiêm ngặt đối với tham vọng của Liên minh châu Âu (EU), nên EU vẫn đang xem xét Hệ thống giao dịch khí thải khu vực (ETS). Điều này sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu tất cả các thành viên EU đồng ý. Nếu IMO không thể đồng ý về các hướng dẫn mà tất cả các chính phủ chấp thuận, có thể có một số ETS khu vực trong vài năm tới, gây ra chi phí cao hơn trên các tuyến thương mại khác nhau.

2.Nhiên liệu lưu huỳnh thấp

Phát thải lưu huỳnh dẫn đến hủy hoại môi trường, nhiều sinh vật chết sớm do ô nhiễm không khí và đồng thời cũng gây ra thiệt hại kinh tế. IMO 2020 có hiệu lực trong năm nay và yêu cầu các hãng vận tải sử dụng nhiên liệu có khối lượng dưới 0,5% oxit lưu huỳnh (SOx) như dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (VLSFO) và dầu khí biển (MGO).

Trong quý đầu tiên năm 2020, giá VLSFO ở mức cao, nhưng COVID-19 đã làm giảm giá VLSFO trong khi giá dầu nhiên liệu nặng lưu huỳnh (HFO) tương đối không đổi. Nhiều nhà khai thác tàu chuyển sang VLSFO trong năm nay. Một số nhà khai thác tàu cũng đang tìm cách sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để thay thế.

3.Hệ thống lọc (scrubbers)

Các tàu có thể tiếp tục sử dụng 3,5% lưu huỳnh HFO và đáp ứng tiêu chuẩn IMO 2020 nếu được lắp đặt máy lọc để giảm lượng khí thải lưu huỳnh. Đại dịch đã thu hẹp khoảng cách về giá giữa VLSFO và HFO. Đáp lại, ít tàu hơn được lắp hệ thống máy lọc vì lợi thế về giá nhỏ hơn nhiều. Mặc dù nhu cầu lắp đặt máy lọc nước đã giảm trong năm nay, nhưng mọi thứ có thể thay đổi khi vắc xin COVID-19 mới dự kiến sẽ được phổ biến rộng rãi vào năm 2021.

Khi các nền kinh tế trở lại bình thường, nhu cầu về nhiên liệu sẽ tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến biến động mới về giá nhiên liệu. Nếu khoảng cách giá giữa VLSFO và HFO tăng đến mức mà lợi tức đầu tư (ROI) cho hệ thống lọc lại có ý nghĩa đối với các hãng vận tải, thì nhiều khả năng sẽ có nhiều cơ sở lắp đặt hệ thống lọc hơn. Giá HFO phải thấp hơn nhiều so với giá VLSFO thì điều này mới khả thi.

4.Nguồn điện từ bờ (Shore-to-ship power)

Green Ship Technology - Ship&Offshore

“Tổng lượng phát thải ô nhiễm có thể giảm tới 98% khi sử dụng nguồn điện từ lưới điện khu vực,” theo đánh giá của EPA.

Tùy thuộc vào vị trí, các tàu tại bến có thể có tùy chọn sử dụng năng lượng của chính mình, dẫn đến phát thải hoặc sử dụng năng lượng trên bờ. Trong khi đó việc dùng điện từ lưới điện trên bờ có thể giảm lượng khí thải cục bộ và tổng thể, đặc biệt nếu các nguồn năng lượng tái tạo như gió, thủy triều hoặc mặt trời được sử dụng để cung cấp điện cho lưới điện. Theo EPA, năng lượng từ bờ đối với tàu, còn được gọi là năng lượng biển thay thế (AMP) giiups cải thiện chất lượng không khí xung quanh các cảng vì “năng lượng trên bờ thường không phát thải tại chỗ.”

Vào tháng 8/2020, Ủy ban Tài nguyên Không khí California (CARB) đã cho phép thực hiện một quy định mới nhằm giảm lượng khí thải và ô nhiễm từ các tàu viễn dương. Quy định này được xây dựng dựa trên Quy định At-Berth năm 2007 đã giảm 80% lượng khí thải độc hại từ hơn 13.000 tàu thuyền kể từ năm 2014. Bắt đầu từ năm 2023, các hãng vận tải ô tô và tàu chở dầu sẽ được yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải thông qua sử dụng nguồn điện từ bờ bằng cách sử dụng hệ thống thu giữ và kiểm soát khí thải (capture-and-control system) đã được phê duyệt.

5.Chuyển đổi kỹ thuật số

Đại dịch COVID-19 đang buộc các chuỗi cung ứng phải giải quyết vấn đề về an toàn và hiệu quả. Vận chuyển đang chuyển sang số hóa từ các biểu mẫu hải quan để xác nhận đơn hàng khi các hiệp định thương mại mới có hiệu lực. Tiết kiệm thời gian nhờ sử dụng tài liệu kỹ thuật số tiết kiệm, giảm rủi ro lây lan COVID-19 do tiếp xúc trực tiếp, giảm sự phụ thuộc vào giấy và tiết kiệm tiền.

Quy định mới của EU có hiệu lực vào năm 2021 sẽ làm phát sinh hàng trăm triệu tờ khai được thực hiện mỗi năm. Riêng Brexit có thể khiến tăng nửa triệu tờ khai mỗi tuần. Giám đốc kỹ thuật của Metro Shipping tại Vương quốc Anh, Simon George cho biết “sự cộng tác và trao đổi dữ liệu là hoàn toàn cần thiết để có một giải pháp bền vững”.

Hiệp hội Vận chuyển Container Kỹ thuật số (DCSA) đang hướng tới loại bỏ giấy tờ khỏi các giao dịch vận chuyển thông qua việc sử dụng vận đơn điện tử tiêu chuẩn (eBL). DCSA tuyên bố rằng “chi phí xử lý hóa đơn giấy cao gấp 3 lần so với xử lý eBL.” Hàng hải còn nhiều dư địa để phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật số, nhưng đại dịch COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này”.

VITIC biên dịch