Bản tin pháp luật tháng 10/2019

31/10/19 8:37 AM

Sorry, this entry is only available in Vietnamese.

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT MỚI NỔI BẬT

 

1.Điều kiện dự thi cấp GCN khả năng chuyên môn thuyền trưởng

Ngày 15/10/2019, Bộ GTVT ban hành Thông tư 40/2019/TT-BGTVT quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCN khả năng chuyên môn (GCNKNCM), chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, quy định về điều kiện dự thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng các hạng nhất, nhì, ba, tư; đơn cử, điều kiện dự thi đối với hạng nhất như sau:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM;

– Đủ tuổi, đủ thời gian đảm nhiệm chức danh hoặc thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra tương đương cùng loại;

– Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. – Có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên, có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng nhì đủ 24 tháng trở lên.

(Quy định hiện hành là có thể sử dụng bằng hoặc GCNKNCM máy trưởng hạng nhì thay cho GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì và yêu cầu về thời gian giữ chức danh hạng nhì phải từ đủ 30 tháng);

– Người có bằng cao đẳng trở lên được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự thuyền trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên được dự thi cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất.

Thông tư 40/2019/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/01/2020; bãi bỏ Thông tư 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 và Thông tư 02/2017/TT-BGTVT ngày 20/01/2017.

2.Không bắt buộc có chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử

Ngày 30/9/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Theo đó, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của của người mua, bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, người mua (là cơ sở kinh doanh) và người bán có thể thỏa thuận về các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn khi lập hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại và người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không bắt buộc phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

Trên hóa đơn điện tử có các nội dung sau: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; Tên, địa, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế); Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền; Thời điểm lập hóa đơn điện tử…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.

3.Quy định mới về thời điểm xác nhận hồ sơ nộp thuế điện tử

Đây là nội dung được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 66/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 110/2015/TT-BTC về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Theo Thông tư, thời điểm xác nhận hồ sơ nộp thuế điện tử được quy định như sau:

– Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN;

– Đối với hồ sơ khai thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN;

– Đối với chứng từ nộp thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận chứng từ nộp thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN;

– Đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/11/2019.

4.Không trích lập dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư ra nước ngoài

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi…có hiệu lực từ ngày 10/10/2019.

Theo đó, việc trích lập các khoản dự phòng phải đảm bảo 04 nguyên tắc chung sau:

– Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài;

– Các khoản dự phòng theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau;…

– Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

– Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh,…

5.Hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi … được ban hành ngày 08/8/2019. Theo đó, về việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

– Đối tượng lập dự phòng gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

+ Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

– Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Mức trích dự phòng = Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm X (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán – Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho)

6.08 khoản chi phí xác định tổng mức đầu tư xây dựng

Ngày 14/8/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo đó tổng mức đầu tư xây dựng được xác định dựa trên 08 khoản chi phí gồm: Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục của dự án; Chi phí thiết bị mua sắm; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án; Chi phí dự phòng.

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư được thực hiện cùng với việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và phải tổ chức điều chỉnh khi phát sinh chi phí vượt tổng mức đầu tư.

Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong chi phí dự phòng trượt giá của tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh và trình người có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp làm tăng chi phí của dự án, dự án chậm tiến độ gây thất thoát, lãng phí do quyết định thực hiện dự án khi kế hoạch vốn không phù hợp với kế hoạch thực hiện dự án thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2019. Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 32/2015/NĐ-CP.

7.Tổ giám sát thanh lý có tối thiểu 03 thành viên

Ngày 21/8/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 13/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, giảm số lượng thành viên tối thiểu của Tổ giám sát thanh lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư 23/2018/TT-NHNN từ 05 xuống còn 03 người. Ngoài ra, Thông tư cũng bãi bỏ quy định về việc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi lấy ý kiến của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại đặt trụ sở chính trong thủ tục chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định của các văn bản: Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, Thông tư 22/2018/TT-NHNN hướng dẫn thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 05/10/2019.

8.03 nội dung phải kiểm sát khi giải quyết vụ việc phá sản

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định 435/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản ngày 26/9/2019.

Theo đó, công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản là một lĩnh vực công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật, bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong đó, công chức kiểm sát quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thứ hai, kiểm sát việc giải quyết phá sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Khi nhận được Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án cùng cấp, công chức phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu phát hiện Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án có vi phạm thì tập hợp báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị.

Thứ ba, kiểm sát việc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Trường hợp phát hiện có vi phạm nghiêm trọng về phá sản hoặc phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà TAND, người tham gia thủ tục phá sản không thể biết được thì công chức báo cáo Lãnh đạo Vụ để báo cáo Viện trưởng VKSNDTC kiến nghị Chánh án TANDTC xem xét lại đối với quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

9.05 trường hợp DN nhỏ và vừa được xem xét xử lý rủi ro

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 57/2019/TT-BTC hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 26/8/2019. Theo đó, trong các trường hợp sau, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý rủi ro:

Trường hợp thứ nhất, khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động, sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

Trường hợp thứ hai, khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp thứ ba, Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

Trường hợp thứ tư, khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

Trường hợp cuối cùng, khách hàng có khoản nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) theo kết quả phân loại nợ quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.

 

DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

 

TTSố văn bảnNội dungBan hành/

Hiệu lực

179/2019/NĐ-CPNghị định 79/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.26/10/2019

10/12/2019

216/2019/TT-NHNNThông tư 16/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.22/10/2019

09/12/2019

377/2019/NĐ-C
Nghị định 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ hợp tác
.
10/10/2019

25/11/2019

 

475/2019/NĐ-CP
Nghị định 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
.
26/09/2019

01/12/2019

5435/QĐ-VKSTCQuyết định 435/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản.26/09/2019
666/2019/TT-BTCThông tư 66/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.20/09/2019

05/11/2019

764/2019/TT-BTCThông tư 64/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 314/2016/TT-BTC ngày 28/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại Nghị định 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước.16/09/2019

01/11/2019

8399/QĐ-VKSTC
Quyết định 399/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án
.
06/09/2019
957/2019/TT-BTCThông tư 57/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.26/08/2019

15/10/2019

1055/2019/TT-BTCThông tư 55/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước.21/08/2019

10/10/2019

1154/2019/TT-BTCThông tư 54/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.21/08/2019

10/10/2019

1250/2019/TT-BTC
Thông tư 50/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp Nhà nước có chức năng mua, bán, xử lý nợ
.
08/08/2019

01/10/2019.

1348/2019/TT-BTCThông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp