ILO bật đèn xanh cho việc miễn trừ nghỉ phép hàng năm của thuyền viên do Covid-19

20/03/20 10:46 AM

Các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch mong muốn từ bỏ quyền nghỉ phép hàng năm cần nhận được sự đồng ý của thuyền viên.

Văn phòng Lao động quốc tế đã bật đèn xanh cho các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch có thể từ bỏ quyền nghỉ phép hàng năm của thuyền viên theo quy định của Công ước lao động hàng hải (MLC) do các hạn chế nhằm mục đích ngăn chặn virus corona chủng mới (Covid-19).

Ngày 07/2/2020, Cơ quan Quản lý hàng hải Panama yêu cầu làm rõ, việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) ngày 30/01/2020 do dịch bệnh virus corona có đủ điều kiện cho phép ngoại trừ quyền được hồi hương sau thời gian phục vụ trên tàu không quá 12 tháng của thuyền viên hay không.

“Văn phòng cho rằng cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép – trong giới hạn cụ thể – việc ngoại trừ cấm từ bỏ nghỉ phép hàng năm theo mục 3, Tiêu chuẩn A2.4 của MLC vì lý do cấp bách của tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như cần phải ngăn chặn sự bùng phát virus corona hiện tại”, Văn phòng Lao động quốc tế, với vai trò là Ban Thư ký thường trực cho Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nêu trong một thông báo.

“Các trường hợp ngoại trừ cần đi kèm với các biện pháp bảo vệ thích hợp để tránh mọi nguy cơ lạm dụng”, Văn phòng Lao động cho biết.

Các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch mong muốn từ bỏ quyền nghỉ phép hàng năm cần nhận được sự đồng ý của thuyền viên, đảm bảo thuyền viên không bị mất quyền hồi hương hoặc quyền nghỉ phép hàng năm, và phải thường xuyên xem xét, đánh giá tình hình trong những khoảng thời gian ngắn thường xuyên.

Văn phòng Lao động nhắc lại, trong các trường hợp thông thường, thời gian liên tục tối đa thuyền viên làm việc trên tàu mà không nghỉ phép theo nguyên tắc là 11 tháng. Theo MLC, quyền nghỉ phép hàng năm được trả lương được tính tối thiểu là 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc của thuyền viên.

‘Như đã được Ủy ban chỉ ra rõ ràng, mục 3, Tiêu chuẩn A2.4 của MLC, không đưa ra lệnh cấm tuyệt đối vì các trường hợp ngoại trừ có thể được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Mặc dù Công ước không nêu ra bản chất và phạm vi của các ngoại trừ cho phép, Ủy ban cho rằng quy định này cần phải được hiểu là hạn chế để không bãi bỏ mục đích của Quy định 2.4.

Tuy nhiên, các trường hợp ngoại trừ thực sự được cho phép dựa trên các trường hợp cụ thể được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền lưu ý đến nhu cầu của người đi biển và đặc thù của chính chuyến đi biển.”

Ng. Hải/VR