Có thể nói, 2020 là một năm vô cùng đặc biệt và quá “khắc nghiệt” đối với ngành Logistics: Khởi đầu với virus Covid-19, cho đến tai nạn đường thủy, giá cước tăng cao, khan hiểm chỗ trên tàu và gần đây nhất là tình trạng thiếu container rỗng trầm trọng trên toàn thế giới…
Nhìn lại những tai nạn tàu container
Dù đã đến tháng cuối cùng của năm 2020, nhưng ngành Logistics vẫn phải đón nhận thêm một tin sốc: Gần 1.900 container bị sập trên tàu ONE Apus, một con số kỷ lục trong lịch sử.
Thảm họa này một lần nữa gợi nhắc các rủi ro mà tàu container, hàng hóa và thủy thủ đoàn có thể gặp phải trên hành trình xuyên đại dương. Gia tốc tác động lên tàu bao gồm cả chuyển động dọc thân tàu, thẳng đứng và chuyển động ngang, tất cả tạo thành 6 trường hợp nghiêng lắc khác nhau, khiến kế hoạch xếp hàng và chằng buộc phải luôn đúng quy cách.
Các trường hợp nghiêng lắc của tàu container
Vào tháng 5 năm nay, khi tàu APL England làm thất lạc 40 container và sập 74 container trong hành trình, Thuyền trưởng tàu đã bị quy trách nhiệm khi nhiều container không được chằng buộc phù hợp và nhiều bộ phận chằng buộc bị phát hiện hư hỏng và rỉ sét nặng.
Không những thế, Cơ quan An toàn Hàng Hải Úc còn yêu cầu Hãng tàu APL, trụ sở tại Singapore phải nộp phạt 22 triệu USD, nếu không con tàu này sẽ bị giam giữ tại cảng Brisbane.
Trong các trường hợp nghiêng lắc trên, lắc ngang (roll) là chuyển dịch nguy hiểm nhất đối với một tàu container. Có thể thấy trong báo cáo ban đầu từ tàu container One Apus, thời tiết khắc nghiệt với nhiều cơn sóng cồn đã khiến tàu bị lắc ngang dữ dội, gây ra tình trạng sập và thất lạc container ngay giữa biển.
Tàu container One Apus đã bị lắc ngang (roll) dữ dội và làm sập container khi gặp phải thời tiết khắc nghiệt
Một chuyên gia tư vấn hàng hải có kinh nghiệm về tàu container nói với Container News rằng số lượng hàng bị mất được báo cáo là khoảng 1.900 container, có thể chiếm khoảng 28% tổng số hàng hóa mà tàu ONE Apus vận chuyển trong chuyến đi này.
“Chúng tôi đã tính toán điều này bằng cách dựa trên số chỗ vận chuyển trên tàu cho tuyến Xuyên Thái Bình Dương như đã được báo cáo và hình ảnh được thấy trên Twitter,” nhà tư vấn cho biế. Chuyên gia này ước tính rằng số lượng container bị mất và hư hỏng có thể nằm trong khoảng 35% số lượng hàng hóa trên tàu.
“Hình ảnh trên Twitter cho thấy rõ ràng rằng hầu hết các đống container ở giữa chỗ đặt và ống khói đã bị sập”, nhà tư vấn cho biết, “Tính toán của tôi là 14.000TEU với mức sử dụng chỗ là 91%, theo ước tính của tôi, tương đương 12.740 TEU. Điều đó có nghĩa là khoảng 1.900 container, chủ yếu là container 40′ theo như hình ảnh tương đương với 3.600TEU hay 28,25% bị mất tổng cộng.”
Khi được yêu cầu bình luận về các tính toán mới nhất, ONE đã giới thiệu với Container News tuyên bố mới nhất của mình: “Công ty Chidori Ship Holding với tư cách là chủ sở hữu và Công ty NYK Shipmanagement với tư cách là người quản lý tàu container ONE Apus (IMO # 9806079) báo cáo rằng con tàu hiện đang đi về hướng Tây, hướng về phía Nhật Bản với kế hoạch tìm kiếm một cảng phù hợp để tiếp nhận các container không ổn định, đánh giá mọi thiệt hại và xác định chính xác số lượng container bị mất sau khi gặp phải thời tiết khắc nghiệt vào đêm thứ Hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020”.
Tuyên bố của hãng vận tải đã xác nhận những lo ngại của các chuyên gia tư vấn, nhưng cũng nói thêm, “Các cuộc điều tra ban đầu trên tàu ONE Apus đã xác định rằng các khoang chứa container bị ảnh hưởng vẫn không an toàn để kiểm tra; tuy nhiên, người ta ước tính rằng số container bị mất hoặc hư hỏng có thể vượt quá con số 1.900, trong đó khoảng 40 container được cho là chứa hàng hóa nguy hiểm.
“Trọng tâm của chúng tôi vẫn là đưa con tàu đến cảng an toàn để đảm bảo duy trì sự an toàn của thủy thủ đoàn, tàu và hàng hóa trên tàu.”