Mới đây, World Bank và S&P Global Market Intelligence đã công bố chỉ số CPPI – chỉ số hoạt động cảng container cho 348 cảng container toàn cầu. Việt Nam có tất cả 6 cảng vào danh sách này.
CMIT cảng liên doanh giữa VIMC, Cảng Sài Gòn và APM Terminals – nhà khai thác cảng Công-ten-nơ hàng đầu thế giới của Đan Mạch. CMIT có cầu cảng dài 600 mét, công suất hơn 1,1 triệu TEU, có khả năng đón tàu container có trọng tải lớn lớn nhất thế giới. Với hệ thống cơ sở vật chất vận hành và khai thác cảng hiện đại, CMIT có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các hãng tàu và khách hàng với thời gian nhanh nhất, thông qua các tuyến vận chuyển quốc tế trực tiếp từ Việt Nam đến các thị trường lớn như Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
Cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) của Việt Nam giữ vị trí thứ 12, cao hơn một số cảng biển lớn như Singapore (vị trí thứ 18), Yokohama – Nhật Bản (vị trí thứ 15), Busan – Hàn Quốc (thứ 22).
Cụm cảng Cái Mép cũng được xếp vào nhóm cảng biển lớn với sản lượng hàng container thông qua đạt hơn 4 triệu Teu/năm. Đặc biệt, Cái Mép vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ 13 (theo cách tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó).
Những cảng khác cũng vào top này bao gồm cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng); cảng Sài Gòn (TP.HCM); cảng Hải Phòng (Hải Phòng); cảng Quy Nhơn (Bình Định) và cảng Chu Lai (Quảng Nam).
Báo cáo CPPI được xây dựng thường niên nhằm đánh giá về mức độ hiệu quả của các cảng biển trên thế giới, căn cứ trên các tiêu chí liên quan tới thời gian tàu container cần để hoàn thành việc bốc và dỡ container tại một cảng trong toàn bộ thời gian của năm đó.
Chỉ số CPPI được tính trên các yếu tố liên quan tới thời gian tàu vào luồng, cập cảng, năng suất bốc và dỡ hàng lên xuống cảng cùng tổng lượng hàng/chuyến, tàu rời cảng ra luồng. Ngoài ra, hai yếu tố cũng được tính toán là yếu tố tàu lớn (tiết kiệm nhiên liệu hơn) và yếu tố công nghệ thông tin – số hóa.