Ủng hộ đề xuất điều chỉnh tăng khung giá một số dịch vụ tại cảng biển

15/11/23 1:39 PM

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa cho biết, đã chính thức hồi đáp về Dự thảo thay thế Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ cảng biển, đưa ủng hộ với đề xuất điều chỉnh tăng khung giá một số dịch vụ tại cảng biển sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng biển có thêm nguồn lực để tái đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần đưa ra những đánh giá cẩn trọng về ảnh hưởng có thể xuất phát từ những đề xuất điều chỉnh.

Sau khi tham khảo các doanh nghiệp và một số chuyên gia, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải trả lời công văn đề nghị góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container, dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam (Thông tư số 54).

Văn bản nêu rõ, theo phản ánh của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cung cấp dịch vụ hoa tiêu cũng như các nội dung giải trình tại tờ trình, Thông tư 54 có hiệu lực đến nay đã gần 5 năm, khung giá của một số dịch vụ không còn phù hợp.

Theo VCCI, mức phí dịch vụ cảng biển tại Việt Nam hiện đang thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Đồng thời, cơ chế tính giá dịch vụ hoa tiêu đang gặp một số vấn đề, dẫn đến sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực, các tuyến dịch vụ và giữa giá dịch vụ nội địa và giá quốc tế.

Trước những bất cập nêu trên, VCCI cho rằng việc điều chỉnh mức tăng này đã thể hiện tinh thần cầu thị từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng biển.

Việc tăng khung giá của một số dịch vụ tại cảng biển cũng được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển, cung cấp dịch vụ cảng biển có thêm nguồn lực để tái đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển Việt Nam.


Việc điều chỉnh giá dịch vụ này dù không trực tiếp tác động đến việc tăng giá cước vận tải nhưng có thể tạo động lực để các hãng tàu tăng giá cước, tăng hoặc đặt ra các khoản phí mới. Điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.


Dự thảo đề xuất nhiều điều chỉnh, bao gồm cả việc tăng khung giá của một số dịch vụ cảng biển. Tuy nhiên, VCCI lưu ý rằng những điều chỉnh này có thể tác động lớn đến nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và vận tải hàng hóa, bao gồm chủ tàu nội địa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và những người kinh doanh dịch vụ kho bãi.

Tuy nhiên, theo VCCI, ở khía cạnh khác, việc tăng khung giá của một số loại dịch vụ tại cảng biển tại dự thảo có thể sẽ tác động tới các doanh nghiệp như: chủ tàu nội địa, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi,…

Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến cước vận tải, nhưng việc tăng giá dịch vụ có thể tạo động lực cho các hãng tàu tăng giá cước, hoặc áp đặt các khoản phí mới. Điều này có thể gây tác động đáng kể đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Do đó, VCCI đề xuất cần có sự thận trọng trong việc điều chỉnh giá dịch vụ để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời kêu gọi các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp chặt chẽ để kiểm soát và quản lý tốt hơn việc tăng giá và đặt các khoản phí mới từ các hãng tàu biển, nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và duy trì sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

VCCI cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước khác có các giải pháp để kiểm soát và quản lý được việc tăng giá, đặt thêm các khoản phí của các hãng tàu biển, tạo bất lợi cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Báo Nhân dân