Đây là yêu cầu của Thủ tướng đặt ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tại buổi làm việc sáng 12/7 giữa Thường trực Chính phủ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương về lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khu vực DNNN là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội
Tham dự buổi làm việc có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Long Hải; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Báo cáo tại buổi làm việc, Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương (DNTW) cho biết, DNTW gồm 36 Đảng bộ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và 2 Đảng bộ cơ quan, là lực lượng nòng cốt của khối doanh nghiệp nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác cơ cấu lại DNNN, nhất là trong việc phát huy tối đa các nguồn lực mà khối DNNN đang nắm giữ tổng tài sản doanh nghiệp thuộc Khối là 9,93 triệu tỷ đồng, trong đó tổng tài sản của DNNN là 2,81 triệu tỷ đồng và các ngân hàng là 7,12 triệu tỷ đồng.
Trong thời gian qua, việc cơ cấu lại DNNN đã đạt được nhiều kết quả như: về thể chế, hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời đã rà soát, trình Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi; rà soát, tổng kết để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; quản lý, giám sát chặt chẽ việc vay nợ và sử dụng vốn vay của DNNN; ban hành 8 Nghị định về Điều lệ tổ chức hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty.
Về cổ phần hóa, thoái vốn, trong giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành cổ phần hóa 39 doanh nghiệp; xây dựng lộ trình và tổ chức bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Trong giai đoạn này, đã thoái vốn và nộp về NSNN 221,7 nghìn tỷ đồng; riêng Sabeco đã là gần 110 nghìn tỷ đồng; đã chú trọng sắp xếp lại, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực … của khu vực DNNN.
Trong năm 2021, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị thông qua phương án xử lý 5/12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả và đang tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện phương án xử lý đối với 7 doanh nghiệp còn lại. Ban cán sự đảng NHNN đã hoàn thiện, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định phương án xử lý đối với 4 tổ chức tín dụng yếu kém. Chính phủ, TTgCP cũng đã tích cực chỉ đạo xử lý đối với các dự án lớn như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú, Lọc hóa dầu Nghi Sơn…
Thủ tướng kết luận buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong đó nhấn mạnh, vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác của Đảng ủy Khối chưa được phát huy rõ nét. Năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế; Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, vẫn còn doanh nghiệp, dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ kéo dài.
Cùng với đó, DNNN chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; Công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm so với tiến độ đề ra; Công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu của thị trường; nhiều doanh nghiệp chưa triệt để ứng dụng công nghệ thông tin; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; Chế độ đãi ngộ và xử lý trách nhiệm người quản lý doanh nghiệp chưa tạo được động lực gắn với trách nhiệm theo cơ chế thị trường.
Thủ tướng cũng chỉ rõ các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, tập trung vào 3 nguyên nhân chính như: việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của đảng về DNNN còn bất cập, chưa kịp thời thay đổi cơ chế, chính sách nhằm tháo bỏ rào cản hành chính, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư mở rộng kinh doanh, đổi mới, sáng tạo; chưa rõ cơ chế phối hợp, cơ quan đầu mối tổng hợp về tình hình hoạt động của DNNN để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp toàn diện, hiệu quả đối với hoạt động của DNNN; các DNNN chưa nỗ lực nắm bắt được thời cơ và thu hút nguồn lực của thị trường, chưa tham gia sâu, rộng hội nhập kinh tế quốc tế, chưa tạo được giá trị gia tăng cao. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DNNN còn hạn chế.
Thời gian qua, Thường trực Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc thường xuyên với các DNNN, tập đoàn, tổng công ty và lãnh đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, xử lý kịp thời các vấn đề đột xuất, phát sinh với tinh thần đồng hành để các doanh nghiệp nhà nước phát triển đúng hướng, toàn diện theo mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương gồm có 38 đảng bộ trực thuộc, trong đó có 36 đảng bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và 2 đảng bộ cơ quan. Đến ngày 30/12/2021, toàn Đảng bộ Khối có 1.148 tổ chức cơ sở đảng; 156 đảng bộ bộ phận, 5.742 chi bộ trực thuộc, 87.585 đảng viên.
Các doanh nghiệp trong Khối gồm 9 tập đoàn kinh tế, 20 tổng công ty, 6 ngân hàng, 1 tổ chức tài chính nhà nước với tổng số 930 doanh nghiệp trực thuộc. Tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp tính đến hết quý I/2022 là 1,1 triệu tỷ đồng; tổng vốn chủ sở hữu đạt trên 1,64 triệu tỷ đồng; tổng tài sản của các doanh nghiệp đạt trên 9,93 triệu tỷ đồng.
Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy Khối, phương hướng để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Khối, công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đảng bộ trực thuộc trong thực hiện nhiệm vụ được giao, công tác bố trí nhân sự lãnh đạo để nâng cao hiệu quả các DNNN…
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khu vực DNNN là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần dẫn dắt, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển.
Trong giai đoạn nước ta chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 vừa qua, vai trò của khu vực DNNN đã được phát huy và thể hiện rất rõ nét, tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và tham gia phòng, chống dịch. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN vẫn còn chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ.
Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng ủy Khối có vai trò rất quan trọng trong công tác cơ cấu lại DNNN, nhất là trong việc phát huy tối đa các nguồn lực mà khối DNNN đang nắm giữ.
Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, Đảng ủy Khối đạt được những kết quả rất đáng trân trọng trong công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh, quản lý đội ngũ cán bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên trong khối DNNN.
Về thể chế, hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời. Trong đó, đã rà soát, trình Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi; rà soát, tổng kết để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; ban hành nhiều nghị quyết, nghị định để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; quản lý, giám sát chặt chẽ việc vay nợ và sử dụng vốn vay của DNNN; ban hành 8 nghị định về điều lệ tổ chức hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty.
Trong giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành cổ phần hóa 39 doanh nghiệp; xây dựng lộ trình và tổ chức bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Trong giai đoạn này, đã thoái vốn và nộp về ngân sách nhà nước 221,7 nghìn tỷ đồng. Về cơ cấu lại, đã chú trọng sắp xếp lại, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực… của khu vực DNNN.
Trong năm 2021, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị thông qua phương án xử lý 5/12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả và đang tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện phương án xử lý đối với 7 doanh nghiệp còn lại. Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định phương án xử lý đối với 4 tổ chức tín dụng yếu kém. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã tích cực chỉ đạo xử lý đối với các dự án lớn như nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Long Phú I, lọc hóa dầu Nghi Sơn, vốn cho Vadifi, chuỗi dự án khí lô B và Trung tâm điện lực Ô Môn, các vấn đề liên quan đến các sân bay…
Những kết quả chung của cả nước đạt được thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của các DNNN và Đảng ủy Khối. Thủ tướng đánh cao sự chủ động, trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ của Đảng ủy Khối với các cơ quan của Chính phủ, nổi bật là trong xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, từng bước nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, ý chí phấn đấu của tổ chức đảng, cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt.
Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả để DNNN giữ vững vai trò nòng cốt và dẫn dắt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bám sát thực tiễn để tham mưu, đề xuất Chính phủ giải quyết các khó khăn, ách tắc, góp phần xử lý các khó khăn, ách tắc của cả nền kinh tế.
Hầu hết các doanh nghiệp trong Khối vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng hằng năm. Năm 2021, tổng doanh thu vượt 43,3% kế hoạch, tăng 7,8% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế vượt 41,7% kế hoạch, tăng 22,5% so với năm 2020, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi cơ cấu lại được nâng lên, nộp ngân sách chiếm 17-23% tổng thu ngân sách nhà nước…
Đồng thời, quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính; xây dựng quy hoạch cấp ủy đồng thời với quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý để làm cơ sở đào tạo cán bộ.
Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, Đảng uỷ khối biến nguy thành cơ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý, sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, phải thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý sản xuất, kinh doanh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy tổ chức Đảng, các đảng viên trong khối doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện nghiêm 5 nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị sản xuất, kinh doanh và quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, để xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức, uy tín ngang tầm với nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.
Thủ tướng cũng đề nghị đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp Nhà nước;
Tiếp tục đổi mới, thực hiện hiệu quả các phương thức lãnh đạo của đảng, nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của đảng trong DNNN. Phối hợp chặt chẽ giữa Đảng uỷ Khối DNTW với Chính phủ, Ban cán sự đảng Chính phủ, các Ban cán sự đảng các bộ ngành liên quan. Cùng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp tình hình, điều kiện mới’.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước hiện đại, hiệu quả, tinh gọn đầu mối, nghiên cứu cơ chế, chính sách, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm; cơ chế đại ngộ phù hợp kinh tế thị trường, hoàn cảnh đất nước; cụ thể hoá đường lối của Đảng, bảo đảm tổng thể chung đội ngũ cán bộ chung của cả nước, phù hợp kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoàn cảnh cụ thể của các doanh nghiệp. điều này đòi hỏi tính khoa học cao;
Đến năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN; xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.