CPTPP: Hiệp hội DN dịch vụ Logistics đề xuất giải pháp cho bài toán hợp tác công – tư

8/05/19 8:39 AM

Để giải quyết thách thức lớn cho ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập CPTPP, Hiệp hội DN dịch vụ Logistics đã đưa ra một số đề xuất liên quan đến hợp tác công – tư.

 

 

Tận dụng cơ hội của CPTPP là bài toán lớn của cả quốc gia chứ không riêng cơ quan nào, ngành hàng nào và doanh nghiệp nào và đây thực sự là bài toán không đơn giản, cần sự quyết tâm cao từ cả hai khu vực công – tư. Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề, Chính phủ cũng đứng trước rất nhiều áp lực cải cách, huy động nguồn lực tối đa cho việc giải quyết những thách thức ngắn hạn và lâu dài.

 

Tại Phiên hiến kế về doanh nghiệp và CPTPP với chủ đề chủ động khai thác có hiệu quả hiệp định CPTPP để phát triển bứt phá diễn ra mới đây tại Hà Nội, trong phần đề xuất giải pháp về hợp tác công – tư để giải quyết thách thức lớn cho ngành hàng và thể hiện cam kết từ phía doanh nghiệp nhằm tận dụng lợi thế từ CPTPP, ông Nguyễn Tương – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch và Logistics Việt Nam cho rằng, hợp tác công – tư là một giải pháp hữu hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng và tận dụng cơ hội và thách thức của CPTPP mang lại. Do đó, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội DN DV Logistics VN đưa ra 3 đề xuất:
Một là đề nghị Nhà nước hoàn thiện thể chế về đầu tư công –tưư, trước mắt là sửa đổi Nghị định đầu tư Công –Tư số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 cho phù hợp với tỉnh hình hội nhập sâu rộng hiện nay, phù hợp với các FTA thế hệ mới. Bằng việc ban hành một luật về đầu tư Công –Tư để đủ cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi cho việc đầu tư.
Được biết Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nhằm khắc phục những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trong dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nhất là tháo gỡ khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn tín dụng tham gia thực hiện dự án đầu tư theo hình thức này; khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành về vấn đề đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, nhất là hình thức BOT hiện nay.
Hai là đối với ngành dịch vụ logistics, việc hợp tác công – tư của các bộ, ngành liên quan để phát triển kết cấu hạ tầng logistics như cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, trước hết là đường ra vào cảng để giảm ách tắc trong việc vận chuyển hàng hóa và đặc biệt cho luồng tàu cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi xuất khẩu 65% sản lượng thủy sản, trên 90% sản lượng gạo và 70% sản lượng trái cây, là rất cần thiết để.
Hệ thống cảng biển hiện nay có công suất 540 triệu tấn thông qua/năm, hiện nay lượng hàng thông qua đã gần đạt ngưỡng này. Với tốc độ phát triển vận tải biển khoảng 13-15%/năm và CPTPP thúc đẩy XNK và đầu tư do giảm thuế quan thì lượng hàng thông qua cảng biển sẽ tăng nhanh, trong khi hơn 90% hàng hóa XNK của nước ta là vận tải bằng đường biển.Vì vậy, nhà nước cần phát triển cảng biển nước sâu theo hình thức đầu tư công tư.
Ba là để mở rộng quy mô doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, theo ông Tương, các DN cung cấp dịch vụ logistics sẽ tận dung cơ hội này để mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các DN cung cấp dịch vụ của các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là mua bán sáp nhập. Đối với các DN cung cấp dịch vụ logistics cần sự hợp tác công – tư trong việc phát triển các Trung tâm logistics lớn, nhất là kho đông lạnh cho hàng hóa XNK của Đồng bằng Sông Cửu Long.

 

Báo Doanh nghiệp