Năm 2020, chí phí vận tải biển toàn cầu sẽ tăng vọt?

1/08/19 9:14 AM

Theo thông báo mới nhất từ Tổ chức Hàng hải Thế giới (IMO), tất cả các hãng vận tải đường biển sẽ buộc phải tuân thủ quy định sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường bằng cách giảm lượng lưu huỳnh tối đa trong nhiên liệu từ 3,5% xuống còn 0,5% trong đầu năm 2020. Với quy định này, chi phí vận tải và giá cả hàng hóa được dự kiến sẽ tăng vọt trong năm sau.

Theo quy định, với những tàu không thể sử dụng loại nhiên liệu thân thiện môi trường buộc phải lắp thêm bộ phận lọc khí thải hoặc ngừng sử dụng các loại tàu này. Nếu bị kiểm duyệt không đủ tiêu chuẩn trong thời gian hoạt động, hãng tàu sẽ phải đóng phạt khá nặng và tàu đó bị cấm sử dụng trong tương lai.

Giá cước vận tải biển sẽ tăng trong năm 2020?

Theo các chuyên gia, chắc chắn giá cước vận tải biển sẽ gia tăng “đáng kể” trong năm sau, tuy nhiên, định mức cụ thể bao nhiêu vẫn không đoán trước được.Số chi phí gia tăng sẽ phụ thuộc bởi nguồn cung và nhu cầu sản phẩm trong tương lai, tuy nhiên so với năm nay thì chắc chắn sẽ có tăng vọt. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu mới cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng giá vận chuyển trong năm 2020 khi 60% chi phí vận hành của tàu nằm ở nhiên liệu.

Một khi các quy định của IMO có hiệu lực, nhiêu liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp sẽ có nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm hơn trước. Ngành công nghiệp tinh chế cũng phải thay đổi năng suất hiện tại để tăng nguồn cung cấp nhiên liệu đạt chuẩn và quản lý nguồn cung cấp lưu huỳnh cao để hạn chế sai phạm từ các hãng vận chuyển. Từ đó, giá nhiên liệu cũng sẽ có biến đổi lớn ảnh hưởng đến giá cước vận tải biển trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, việc các hãng tàu vẫn chưa chuẩn bị các điều kiện thay đổi cho cuối năm nay có thể đẩy cước vận tải biển tăng đột biến. Theo IMO, sẽ có khoảng 70.000 tàu biển bị tác động bởi quy định mới này và có thể gây tốn kém hơn 50 tỷ USD vào năm 2020 trên toàn thế giới và hy vọng sẽ giảm dần vào các năm sau.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề với việc chuyển đổi loại nhiên liệu sạch này trong thời gian quá ngắn, đặc biệt khi đã chuẩn bị vào 2 quý cuối năm với hàng hóa xuất nhập khẩu lưu lượng khá lớn.

Các ảnh hưởng gián tiếp của quy định mới

Các công ty nhiên liệu và các nhà vận tải có thể phải đối mặt với việc siết chặt lợi nhuận, tuy nhiên cuối cùng thì chi phí phụ vẫn sẽ do người tiêu dùng gánh chịu khi 90% thương mại thế giới đều qua đường biển. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đều không có lựa chọn khi các đơn hàng đều được đối tác nước ngoài chọn hãng vận chuyển từ trước và chắc chắn phải chịu mức giá tăng cao theo các hãng vận chuyển này.

Nghiêm trọng hơn, theo ước tính của các chuyên gia, riêng thị trường Mỹ sẽ gánh chịu hậu quả khá nặng nề với mức suy giảm khoảng 3% tổng GDP trên cả nước và giá nhiên liệu vận tải biển sẽ tăng vọt đến 50% ở mức đỉnh điểm trong | năm 2020.

Với những tác động lớn tới quá trình vận chuyển hàng hóa và người tiêu dùng, các dịch vụ vận chuyển sẽ có khoảng 6 tháng nữa trước khi các quy định của IMO được áp dụng chính thức. Trong thời gian này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam và thế giới cần chuẩn bị các phương án thay thế và giải quyết để tránh thế bị động khi giá cước vận tải biển tăng mạnh trong tương lai gần.

Theo IMO, sẽ có khoảng 70.000 tàu biển bị tác động bởi quy định mới này và có thể gây tốn kém hơn 50 tỷ USD vào năm 2020 trên toàn thế giới và hy vọng sẽ giảm dần vào các năm sau.

Theo supplychaindive.com